ĐÁNH BÓNG DÂY VỎ ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

ĐÁNH BÓNG DÂY VỎ ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Mục đích của việc đánh bóng kim loại là làm tăng tính hoàn thiện và thẩm mỹ cho các sản phẩm kim loại, giúp nâng cao giá trị của sản phẩm. 

Quá trình đánh bóng sẽ mài phá một lớp mỏng trên chất liệu để đưa về trạng thái đồng nhất bề mặt, với một số vết xước sâu nếu như không bù đắp chất liệu việc đánh bóng sẽ dẫn tới mất khối của dây hoặc vỏ đồng hồ. Do vậy chi phí đánh bóng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của đồng hồ, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra đưa tư vấn chính xác cho khách hàng.

 

 

Đánh bóng đồng hồ thép không gỉ hay inox

Đây là chất liệu được dùng phổ biến nhất trong ngành đồng hồ bao gồm 316, 316L và 904 với độ bền cơ học, độ dẻo dai, chống chịu ăn mòn cao và phản ứng từ kém, tuy nhiên độ cứng của chúng lại không cao nên việc đánh bóng dễ dàng.

Đặc điểm nhận biết của chất liệu này có màu trắng xám, trên phần dây hoặc vỏ có thể ghi dòng chữ “Stainless Steel” hoặc chúng ta có thể tra thông số sản phẩm mà nhà sản xuất cung cấp trên website.

Đặc tính sản xuất cho dây, vỏ và khóa, núm, vành,… đều có dạng nguyên khối thép không gỉ cho nên việc đánh bóng sẽ làm mất đi một lớp rất mỏng để xóa đi các vết xước. Một số vết xước sâu hoặc bị sứt lõm sẽ được các kỹ thuật viên tiến hành bù chất liệu thép phù hợp sau đó mới đánh bóng với các thớ bóng thớ mờ như ban đầu.

Đánh bóng đồng hồ mạ vàng

Những mẫu đồng hồ mạ vàng hoặc bọc vàng, là những mẫu đồng hồ thường được làm từ chất liệu chính là thép không gỉ và được phủ thêm một lớp mỏng vàng 10K, 14K, 18K hoặc hiện đại hơn là công nghệ mạ vàng PVD.

Đặc điểm lớp mạ này có độ dày vài micomet nên quá trình đánh bóng sẽ mài mòn lớp mạ để lộ ra phần thép trắng xám dẫn tới thay đổi màu sắc của đồng hồ. Do vậy với đồng hồ mạ vàng Đồng Hồ Việt Thắng chủ yếu tư vấn làm sạch loại bỏ vết bẩn bằng siêu âm.

Nếu như lớp mạ đã xuống màu quá nhiều ảnh hưởng tới thẩm mĩ thì chúng ta có thể làm thêm bước nhả mạ, để đưa màu đồng hồ về màu thép. Sau đó chúng ta sẽ tiếp tục quy trình đánh bóng thông thường để đồng hồ như mới.

Tiêu chuẩn đánh bóng tại Đồng Hồ Việt Thắng 

 Đặc biệt cần chú ý đến các chi tiết được phủ sơn trên mặt đồng hồ. Đánh bóng rất dễ làm mất các chi tiết này.

 Các vân thớ trên vỏ và bezel đồng hồ cần được đảm bảo giống như bản gốc. Không thể đổi từ vân xoáy sang vân tia, từ thớ mờ sang thớ bóng.

 Khi vệ sinh đánh bóng đồng hồ, cần tháo bộ máy ra khỏi vỏ. Bởi nếu để nguyên bộ máy bên trong vỏ đồng hồ khi đánh bóng. Nhiệt độ, từ tính khi máy đánh bóng xoay với tốc độ cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ máy và gioăng đồng hồ.

 Đánh bóng đồng hồ xong vẫn phải đảm bảo độ chống nước theo tiêu chuẩn của hãng. Sau khi đánh bóng vỏ đồng hồ, độ chống nước cần kiểm tra bằng máy điều áp chân không.

 Đánh bóng có những chi tiết hoàn toàn làm thủ công bằng tay bởi những người thợ lành nghề nhất. Những người thợ đánh bóng trong các thương hiệu đồng hồ lớn thường phải có kinh nghiệm trong nghề từ 10 đến 20 năm.

 

 

Đánh Bóng Đồng Hồ – 8 Bước Chuyên Nghiệp

Bước 1: Tiếp nhận – Tư vấn – Đánh Bóng Đồng Hồ

Bước 2: Sử dụng máy hút bụi chuyên dụng, tránh bụi vào máy đồng hồ

Bước 3: Tháo máy chuyển động khỏi vỏ đồng hồ

Bước 4: Đánh bóng đồng hồ thớ mờ, thớ bóng theo chuẩn hãng

Bước 5: Dưỡng lại Gioăng núm và đáy để đảm bảo khả năng chống nước

Bước 6: Kiểm tra độ chống nước bằng máy điều áp chân không Elma

Bước 7: Kiểm tra độ ổn định sau đánh bóng đồng hồ cơ bằng máy Cyclotest

Bước 8: Kiểm tra thẩm mĩ sau đánh bóng đồng hồ trước khi trả khách hàng

 

ĐỒNG HỒ VIỆT THẮNG  - TRUNG TÂM BẢO HÀNH SỬA CHỮA UY TÍN - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM 

CN1 : Số 84B - Đường N1 - KCN Mỹ Phước 1 - Bến Cát - Bình Dương 

CN2 : Số 11 - Đường NE8 - KCN Mỹ Phước 3 - Bến Cát - Bình Dương 

Hotline : 0946 949 889 - 0974 140 668