Tham vọng thâu tóm thế giới đồng hồ, Citizen đã phải bỏ ra bao nhiêu ?

Tham vọng thâu tóm thế giới đồng hồ, Citizen đã phải bỏ ra bao nhiêu ?

Ngành công nghiệp đồng hồ luôn biến đổi không ngừng. Nhiều công ty, tập đoàn bất ngờ vươn lên mạnh mẽ.

Trong những năm qua, giới đồng hồ đã có nhiều thương vụ mua bán và sát nhập giữa các hãng lớn nhỏ với nhau. Tập đoàn Citizen Nhật Bản là một điển hình cho việc thôn tính những thương hiệu lớn trên thế giới.

Để trở thành một trong số tập đoàn lớn khét tiếng toàn cầu với thị trường đa quốc gia và nhiều phân khúc, Citizen đã đã từng bước thâu tóm thế giới đồng hồ như thế nào? Số tiền họ phải bỏ ra là bao nhiêu?

        Không dừng lại ở những thành tựu cá nhân, Citizen còn muốn vươn xa hơn nữa


Các thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn Citizen


Citizen là tập đoàn hoạt động đa ngành chủ yếu là lĩnh vực đồng hồ, linh kiện và máy móc kĩ thuật, điện tử. Đứng trước cục diện của thời đại, các ông lớn thống trị thế giới đồng hồ ngày càng vươn lên, Citizen đã không ngừng bỏ tiền ra thôn tính các công ty lớn cùng ngành để khẳng định vị thế.

Vài năm trở lại đây, Citizen không chịu khuất mình dưới bóng của các ông trùm đồng hồ như: Swatch, Kering hay Seiko nên đã quyết định chen chân vào thị trường sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ sau khi đã nuốt chửng một số công ty Nhật Bản.

         Nền móng vững chắc, Citizen không ngừng cải tiến và bắt đầu thôn tính các công ty khác


Hiện tại, tập đoàn đồng hồ lớn thứ 6 thế giới Citizen đang sở hữu các thương hiệu: Citizen, Alpina, Angelus, Arnold & Son, Ateliers deMonaco, Bulova, Bulova Accutron II, Bulova Accu Swiss, Bulova Clock, Campanola, Caravelle New York, Frederique Constant, La Joux-Perret, Miyota, Q&Q, Wittnauer.

Ngoài những thương hiệu do Citizen thành lập ra còn có một số hãng là do tập đoàn thâu tóm từ bên ngoài. Trong số đó, có thương hiệu thuộc hàng đẳng cấp và xa xỉ hoặc là công ty chuyên sản xuất đồng hồ hay có lịch sử lâu đời tại Thụy Sỹ, Anh…

Từng bước thâu tóm các thương hiệu đồng hồ lớn nhỏ với tham vọng lớn, Citizen đã cố gắng không ngừng và phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ để đánh đổi vị trí như hiện nay.

       Citizen là tập đoàn lớn thứ 6 thế giới sở hữu công nghệ độc quyền Eco-Drive


Cần bao nhiêu để Citizen thực hiện khát vọng thôn tính thế giới đồng hồ?


>>> Đầu tiên phải kể đến đó là Boluva. Nắm rõ được vị thế của mình tại thời điểm năm 2008, Citizen đã nhanh chóng mua lại hãng đồng hồ tốt, phong cách Mỹ, chất Thụy Sỹ Boluva cùng toàn bộ các thương hiệu con là: Accutron, Caravelle, Wittnauer nhằm ổn định thị trường và nâng cao vị thế của mình.

Tất cả cổ phiếu của Boluva được tập đoàn Citizen mua lại với giá 246 triệu USD. Như vậy, thương hiệu lâu đời nhất nước Mỹ chính thức thuộc về Citizen.

                             Citizen thâu tóm Bulova với giá 246 triệu USD


>>>Tiếp đến, Citizen đã tạo nên điểm nhấn đầy màu sắc cho hành trình thâu tóm thế giới đồng hồ bằng việc mua lại một thương hiệu hết sức tiềm năng của Thụy Sỹ – Frederique Constant (FC).

Việc Citizen bất ngờ mua lại FC bỗng trở thành tin tức gây chấn động trong giới đồng hồ. Có lẽ là do tình hình thị trường biến động thất thường, không ổn định, các hãng đồng hồ bắt tay liên kết với nhau hoặc “đầu quân” cho các tập đoàn có tiềm lực, nền tảng hơn. Trong đó có Frederique Constant.

Citizen không công bố số tiền mà tập đoàn đã phải bỏ ra để có được FC nhưng chắc chắn đó không phải là con số nhỏ. Ở thời điểm đó, FC đang sở hữu các thương hiệu Alpina, Ateliers deMonaco và cả hai cũng đều đã thuộc về Citizen.

   Thế giới bất ngờ trước sự kiện Frederique Constant gia nhập vào đại gia đình                                                         Citizen


>>> Một trong số cuộc mua bán thành công của Citizen đáng để kể đến nữa đó là thôn tính thành công Prothor. Các thương hiệu đồng hồ xa xỉ thuộc sở hữu của Prothor đều rơi vào tay tập đoàn Citizen bao gồm: hãng đồng hồ Arnold & Son và Angelus.

Toàn bộ cổ phiếu của Prothor lúc bấy giờ được định giá là 77 triệu USD. Đó cũng chính là số tiền Citizen phải bỏ ra.

Để thâu tóm được 3 công ty lớn trong ngành đồng hồ, Citizen đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Tuy không công bố hết toàn bộ nhưng nếu ước tính, con số có thể lên tới 500 triệu USD, chưa kể các công ty vừa và nhỏ khác mà Citizen đã thu mua.

Với tham vọng lớn, tập đoàn Citizen sẽ còn mở rộng hơn nữa và từng bước thôn tính các thương hiệu đồng hồ lớn trên thế giới. Chắc chắn rằng, Citizen sẽ phải chuẩn bị tiềm lực tài chính đủ để thực hiện mục đích lớn của mình.

Có thể thấy rằng, không chỉ Citizen mà các “ông trùm” đồng hồ lớn mạnh khác đều đang tạo nên một khối liên kết vững mạnh để chiếm lĩnh và phủ kín thị trường đồng hồ.

Có mặt trong tất cả các phân khúc, sở hữu hầu hết những công nghệ chế tác hiện đại và tính năng độc quyền, Citizen đang chứng tỏ rằng mình là một đối thủ đáng gờm mà bất kì tập đoàn lớn nhỏ nào cũng phải dè chừng.

Trở thành ông lớn có máu mặt trong làng đồng hồ và sở hữu số lượng các thương hiệu không hề kém cạnh các tập đoàn khác, Citizen đang dần khẳng định thực lực và vị thế của mình trên “đấu trường” đồng hồ thế giới.

Hãy đón chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong cuộc chiến tranh dành ngôi vị số 1 trong lĩnh vực đồng hồ và ai sẽ là là kẻ chiến thắng.

Còn bây giờ, nếu đã thích đồng hồ Citizen thì nhớ liên hệ với Đồng Hồ Việt Thắng ngay để được tư vấn chọn mẫu thật phù hợp nhé!